Tin tức mới nhất

  • Trần Văn Biên, Nguyễn Thị Cẩm Phú Thực trạng môi trường khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Bình Dương
    Tóm tắt: Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan, 2014 trong tạp chí khoa học công nghệ số 18, năm 2014, với “Hệ thống sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam”. Tác giả chỉ ra các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đó là: Nhà đầu tư; cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh; Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp và các sự kiện dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Sinh viên; doanh nghiệp khởi nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp khoa học công nghệ và chủ thể Nhà nước. Nghiên cứu của tác giả này đã chỉ ra chủ thể nòng cốt là sinh viên – chủ thể khởi tạo ý tưởng và là người thực hiện các dự án khởi nghiệp các chủ thể khác là hỗ trợ để thúc đẩy phát triển. Để sinh viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, nâng cao tình thần khởi nghiệp của sinh viên bằng nhiều hình thức, trong đó tổ chức nhiều các cuộc thi khởi nghiệp để các startup giao lưu, chia sẻ, hợp tác từ đó hình thành cộng đồng khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò Nhà nước trong việc tạo lập các trung tâm công nghệ như thung lũng Silicon tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley – VSV). Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thực trạng môi trường khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Bình Dương.
  • Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung Mô hình dự báo cho nền kinh tế nhỏ và mở của Việt Nam Phương pháp tiếp cận: BVAR-DSGE
    Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát để ước lượng cho nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam. Mô hình được xây dựng và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu dự báo đối với các biến số vĩ mô của nền kinh tế như: Tăng trưởng sản lượng, lạm phát, lãi suất chính sách, biến động trong tỉ giá hối đoái và điều kiện thương mại. Ngược lại với các nền tảng thống kê thuần túy, nghiên cứu sử dụng mô hình DSGE cho nền kinh tế mở và nhỏ như Việt Nam để cung cấp các thông tin tiền nghiệm cho mô hình ước lượng BVAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp tương đối về phương pháp tiếp cận và tính tương thích giữa các mô hình lí thuyết và dữ liệu thực tế nhằm xây dựng một mô hình dự báo có ý nghĩa cho Việt Nam.
  • Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trần Thanh Vũ, Lê Trần Mỹ Linh Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, hội nhập với kinh tế thế giới và ngành ngân hàng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở lựa chọn các yếu tố đặc trưng tác động đến tình hình hoạt động tài chính của 25 NHTM được chọn làm mẫu trong giai đoạn 2009-2014, tác giả phân tích thống kê mô tả đồng thời sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng. Kết quả cho thấy số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi, quy mô tổng tài sản và yếu tố vĩ mô có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.
  • Nguyễn Đăng Quang – GV Khoa Quản trị Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương
    Tóm tắt: Nguồn nhân lực đã và đang là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng đối với từng tổ chức, công ty, ngân hàng... Chỉ khi nào nguồn nhân lực đạt đến độ ổn định nhất định khi ấy các mục tiêu, kế hoạch, chiến lược... của đơn vị mới có thể hoàn thành xuất sắc và bền vững theo thời gian. Thực tế trong thời gian vừa qua (2016-2021) nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương) liên tục biến động. Dù Ngân hàng đang có hệ thống tuyển dụng tuyệt vời, tuy nhiên, việc tạo động lực và giữ chân nhân viên tại VCB Bình Dương là điều hết sức khó khăn. Điều này đã tác động rất lớn đến sự ổn định nhân lực và kết quả kinh doanh của VCB trong các năm qua là chưa thật sự ấn tượng. Vậy làm sao để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động trên, làm sao để ổn định được nguồn nhân lực là bài toán lớn mà VCB Bình Dương phải nghiêm túc suy nghĩ. Mục tiêu của bài nghiên cứu là thông qua các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên gồm: Quan hệ cấp trên, bản chất công việc, môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp, phúc lợi, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến. Đây chính là cơ sở để VCB Bình Dương nâng cao sự hài lòng của nhân viên, ổn định lực lượng lao động, hướng tới phát triển bền vững.
  • Nguyễn Kiều Oanh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Đông - GV Khoa Quản trị Giải pháp quản trị nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
    Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành, cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, tác động trực tiếp đến xu hướng quản trị nguồn nhân lực ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chuyển đổi số trong quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp Việt Nam đang còn tồn tại nhiều bất cập. Kỹ năng số và nguồn nhân lực có trình độ phù hợp, tư duy kỹ thuật số và nền tảng công nghệ thông tin còn yếu và thiếu, chưa có nhiều thay đổi vẫn còn đang là những rào cản lớn nhất ở thời điểm này. Bài viết phân tích thực trạng nhân lực Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam quản trị nhân sự hiệu quả nhất trong bối cảnh mới.