Tin tức mới nhất

  • Nguyễn Đăng Quang, Phạm Vũ Hồng Ân – GV khoa Quản trị Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển bền vững của ngân hàng
    Tóm tắt: Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quý giá của mọi tổ chức, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Khi Ngân hàng có sản phẩm tốt, tài chính lành mạnh nhung chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được thì việc phát triển của Ngân hàng là rất khó khăn. Theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực, nhà quản trị hiện đại có quan điểm nhìn nhận theo hướng tích cực luôn xem nguồn nhân lực là tài sản. Các vấn đề tài chính liên quan đến trả lương, đào tạo, phúc lợi... cho nguồn nhân lực luôn được xem là việc đầu tư cho tương lai phát triển của tổ chức. Dưới góc độ Ngân hàng, một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt thì chất lượng nguồn nhân lực lại càng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Khách hàng đặc biệt yêu thích và sẽ gởi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng khi có thiện cảm với nhân viên phục vụ. Chính nhân viên đó sẽ là cầu nối quan trọng giữa Người gởi tiền và Ngân hàng. Bài viết phân tích và đưa ra các yếu tố của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng, trường hợp nghiên cứu ở Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Bến Cát.
  • Lê Thái Hoà; Huỳnh Thị Gia Yên; Huỳnh Anh Trí; Nguyễn Minh Khôi; Nguyễn Thị Hồng Tiện (Lớp D21M01A) - Sinh viên khoa Quản trị Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm số của sinh viên ngành marketing tại Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương
    Tóm tắt: Trong thế giới hiện tại, đối với Sinh viên Việt Nam và Sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương (BETU) luôn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên. Việc chính thức nghiên cứu và phân tích những nhân tố nào tác động đến kết quả học tập của Sinh viên là một kỳ vọng rất lớn để từ đó xác định được yếu tố tác động, thay đổi cách thức tác động vào yếu tố hoặc Sinh viên để từ đó hỗ trợ Sinh viên BETU có phương pháp học tập tốt hơn, đạt điểm số cao hơn. Xuất phát từ trăn trở đó, nhóm nghiên cứu Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điểm số của sinh viên ngành Marketing tại trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương”. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát để tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích. Kết quả khảo sát và tổng hợp dữ liệu cho thấy “Phương pháp giảng dạy” là biến có tác động lớn nhất đến điểm số của Sinh viên học ngành Marketing tại BETU. Bài nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định, đóng góp theo hướng hoàn thiện phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập của sinh viên cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • Nguyễn Kiều Oanh – GV khoa Quản trị Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An
    Tóm tắt: Long An là tỉnh có vị trí đặc biệt thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ, tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời là cửa ngõ giao thương ra quốc tế với khoảng 133 km đường biên giới với Campuchia... Song song với đó, Long An còn có tiềm năng lớn về vận tải đường biển, đường thủy nội địa, hàng hải quốc tế. Cảng Quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu 50.000 tấn, giai đoạn 2 có thể tiếp nhận tàu đến 70.000 tấn. Với vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Long An đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
  • Nguyễn Kiều Oanh – GV khoa Quản trị Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp
    Tóm tắt: Phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tuy đã có những bước tiến nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, vì vậy, để phát triển ngành công nghiệp này cần có những giải pháp đồng bộ.
  • Nguyễn Kiều Oanh – GV khoa Quản trị Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh
    Tóm tắt: Mặc dù gặp nhiều khó khăn và vượt qua ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid‐19, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh những tháng cuối năm 2021 đã phục hồi mạnh mẽ. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đạt 7,38 tỷ USD, tăng 38,48% so với cùng kỳ. Năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ đón “làn gió mới” trong thu hút đầu tư nước ngoài.